Trong những năm qua, Trường mầm non Thanh Trì (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng chuẩn cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Giáo viên nhà trường luôn tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến.
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn
Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 hay còn gọi là đề án 33 đã đi được nửa chặng đường. Vượt qua nhiều khó khăn, ngành giáo dục đã từng bước hoàn thành những mục tiêu cụ thể từng giai đoạn, hướng tới mục tiêu chuẩn bị đội ngũ cho chương trình giáo dục mầm non mới đang trong giai đoạn thí điểm trước khi ban hành.
Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non" và "Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non" nhằm đặt ra các tiêu chuẩn, tiêu chí để mỗi người giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá, xác định bản thân ở đâu trong thang của chuẩn để từ đó xây dựng kế hoạch phấn đấu.
Sau khi Chuẩn được ban hành, Bộ GD&ĐT ban hành các Chương trình bồi dưỡng thường xuyên hằng năm dành cho cán bộ quản lý và giáo viên (còn gọi là chương trình bồi dưỡng theo chuẩn).
Bộ GD&ĐT cũng ban hành Quy chế bồi dưỡng từ xa với yêu cầu bắt buộc mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng là 120 tiết/năm với 3 nội dung gồm do Bộ GD&ĐT quy định; do địa phương quy định phù hợp với đặc điểm vùng miền và do cán bộ quản lý, giáo viên tự chọn theo các mô đun tại chương trình bồi dưỡng từ xa. Đây thuộc chương trình bắt buộc hằng năm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu của người học.
Đồng thời hằng năm, Bộ GD&ĐT lựa chọn các mô đun mang tính thời sự, thiết thực để tổ chức biên soạn tài liệu và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các địa phương. Bình quân mỗi năm có hàng ngàn lượt cán bộ quản lý giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng. Lực lượng cốt cán này sẽ bồi dưỡng, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình triển khai bồi dưỡng đại trà tại địa phương.
Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng đã nhanh chóng đổi mới về phương thức bồi dưỡng. Những năm trước đây, công tác bồi dưỡng giáo viên tổ chức trực tiếp cho đại diện cán bộ quản lý, giáo viên do địa phương cử, sau đó tiếp tục bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên.
Nội dung bồi dưỡng cũng thay đổi theo hướng đáp ứng theo nhu cầu của người học. Trên cơ sở các mô-đun bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT ban hành, người học tự xác định, chọn lựa các nội dung mà mình còn thiếu, còn yếu để đăng ký bồi dưỡng.
Theo Luật Giáo dục 2019, cao đẳng sư phạm được xem như trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm tháng 4/2022, tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 đạt 86,1%. Bộ đang triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non từ nay đến năm 2025 để tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn.
Vào sáng thứ bảy hằng tuần, hàng trăm lượt người nghèo tập trung tại trụ sở Khu phố 4, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức tham gia “Gian hàng 0 đồng-Chia sẻ yêu thương; Ai cần đến cho-Ai thiếu đến lấy”. Sau khi chọn lựa, mỗi người ra về mang theo những bộ quần áo hay những vật dụng gia đình do những nhà hảo tâm và người dân đóng góp, ủng hộ.
Thứ bảy ngày 22/10 mới đây, ngoài việc được tham gia “Gian hàng 0 đồng”, khoảng 150 người có hoàn cảnh khó khăn còn được cắt tóc miễn phí tại khuôn viên trụ sở khu phố…
Đó là một trong những chương trình nhằm triển khai công tác chăm lo, hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, lộ trình giảm nghèo của khu phố năm 2022. Khu phố 4, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức còn tập trung triển khai thực hiện nhiều mô hình an sinh xã hội, vận động xã hội hóa duy trì các mô hình, như: “Bếp cơm yêu thương” một tháng hai lần phát hơn 400 phần cơm trưa cùng nhu yếu phẩm chia sẻ cho người nghèo, khó khăn. Đảng viên chi bộ khu phố đóng góp kinh phí đỡ đầu hai hộ nghèo 20kg gạo/hộ/tháng, từ tháng 10 đến tháng 12/2022.
Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, Đinh Thị Hải Yến cho biết, sau hơn một tháng triển khai, “Gian hàng 0 đồng-Chia sẻ yêu thương; Ai cần đến cho-Ai thiếu đến lấy” đã nhận được hơn một tấn gạo, hàng nghìn bộ quần áo, giày dép, nhiều vật dụng gia đình. Bình quân hằng tuần có từ 200 đến 300 lượt người dân khó khăn tham gia “Gian hàng 0 đồng”, có tuần có khoảng 500 lượt người. Các hoạt động này được thông tin rộng rãi trên các nhóm khu phố để lan tỏa đến mọi người đồng lòng và chung tay thực hiện”.
Những năm trước đây, Khu phố 4, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức có số hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo nhiều nhất phường. Trong tổng số 8.400 nhân khẩu thì có hơn 50% là tạm trú, nhập cư sống trong phòng trọ, đời sống rất khó khăn. Từ đầu năm đến nay, khu phố tổ chức phát quà, nhu yếu phẩm cho người nghèo tổng cộng hơn 4 tấn gạo, 200 thùng mì gói, 300 chai dầu ăn, duy trì 1.000 suất ăn sáng/tháng, cấp 30 phần học bổng, một xe đạp, đề xuất Mặt trận Tổ quốc phường Tăng Nhơn Phú A cấp 10 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
Ông Nguyễn Văn Thương, Trưởng Ban điều hành khu phố 4, phường Tăng Nhơn Phú A cho biết, liên tục nhiều năm qua, khu phố vận dụng giải pháp hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn từ quỹ Ngân hàng Chính sách Xã hội và các hội, đoàn thể. Trong năm 2021, khu phố hỗ trợ giới thiệu 54 hộ vay vốn phát triển kinh tế gia đình với số tiền tổng cộng hơn 800 triệu đồng góp phần giảm hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn. Năm 2021, khu phố có 12 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo, đến cuối năm 2022, chỉ còn ba hộ nghèo và chín hộ cận nghèo…
Phường Phú Trung, quận Tân Phú là nơi có nhiều hoạt động giúp đỡ người nghèo, nhất là các hoạt động thiết thực của Hội Phụ nữ phường. Từ thực tế, Hội Phụ nữ phường đã triển khai mô hình “Kết nối yêu thương-Ăn lành-Sống khỏe” trao tặng 300 suất cơm chay định kỳ chiều thứ ba hằng tuần cho người già neo đơn, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mô hình được triển khai từ ngày 21/2 đến ngày 21/7 với hơn 6.300 suất cơm được trao tặng.
Hội Phụ nữ phường Phú Trung cũng đã thực hiện có hiệu quả thiết thực chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ có hoàn cảnh khó khăn”. Đáng chú ý, Hội đã hỗ trợ giải ngân 135 hồ sơ vay vốn của Quận hội nhằm giúp các phụ nữ trên địa bàn phát triển kinh tế gia đình với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng; hỗ trợ 36 hồ sơ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội diện giải quyết việc làm với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; giải ngân hồ sơ vay Quỹ xóa đói, giảm nghèo với số tiền 100 triệu đồng; giải ngân hai hồ sơ vay diện học sinh-sinh viên khó khăn với số tiền 50 triệu đồng...
Bà Trịnh Tam Mai, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Phú Trung, quận Tân Phú, khẳng định, những hoạt động chăm lo, hỗ trợ người nghèo của Hội Phụ nữ phường là giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng để chăm lo, giúp đỡ người khó khăn. Việc thực hiện hiệu quả các chương trình góp phần tạo mối quan hệ gắn bó, khăng khít, củng cố niềm tin yêu của nhân dân với công tác Hội và địa phương…