(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM đề nghị Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc nhận diện đối với các phương tiện tham gia thí điểm, như dán logo của đơn vị vận tải với kích thước tối thiểu 20x30cm trên 2 cánh cửa xe; gắn hộp đèn có tên đơn vị vận tải.
HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ CHEVENING CỦA CHÍNH PHỦ ANH QUỐC
Học bổng Chevening là một trong những học bổng danh giá nhất thế giới dành cho cá nhân có tiềm năng lãnh đạo và mong muốn đóng góp vào sự phát triển quê hương sau khi học tập tại Vương quốc Anh. Hãy cùng AMOLI tìm hiểu về Học bổng này ngay nhé!
Học bổng Chevening tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới theo đuổi chương trình thạc sĩ kéo dài một năm tại Vương quốc Anh. Học bổng Chevening được cung cấp cho hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 1.500 học bổng được trao hàng năm. Học bổng này được Chính phủ Anh tài trợ và quản lý bởi Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế (FCDO).
Điều kiện chung cho Học bổng Chevening:
Học bổng Chevening hỗ trợ sinh viên những khoản phí sau:
Đơn xin học bổng Chevening 2024 – 2025 sẽ được mở vào Tháng 8 năm 2023.
Nếu các bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về học bổng hoặc muốn được hướng dẫn apply học bổng hãy liên hệ ngay với AMOLI để được hỗ trợ
Từ những phòng học quây ván, lợp cọ, hiểu biết gói gọn trong quyển sách giáo khoa, Thảo trở thành sinh viên Sư phạm, giáo viên trường chuyên, rồi giành học bổng chính phủ Mỹ.
Cuối tháng 7, Đặng Thị Thảo, 32 tuổi, quê Hà Giang, tới Mỹ để bắt đầu chương trình thạc sĩ theo học bổng Fulbright của chính phủ Mỹ. Cô giáo người Dao học ngành Giảng dạy tiếng Anh, kéo dài hai năm.
Cô Đặng Thị Thảo tại Mỹ, tháng 8/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thảo lớn lên ở thôn Bản Cưởm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - bản làng với núi đồi trùng điệp, nơi sinh sống của người dân tộc Dao, Nùng và La Chí. Trong ký ức của cô gái sinh năm 1992, đường đến trường lúc nào cũng gập ghềnh, nhất là những ngày mưa. Lớp học được lợp lá cọ, rào quanh bằng ván gỗ, chằng chịt, miễn sao có thể che nắng mưa.
Tới lớp 6, Thảo mới được học tiếng Anh. Cô kể, đây là môn học sinh vùng cao rất sợ, vì hầu hết là người dân tộc thiểu số, vừa mới học tiếng Việt xong đã phải làm quen với ngôn ngữ mới. Nhưng cô bé hơn 10 tuổi lại thấy ngôn ngữ này "rất kỳ diệu", và bị cuốn hút ngay từ những buổi học đầu tiên. Vì vậy, Thảo ấp ủ giấc mơ trở thành giáo viên dạy Tiếng Anh.
Là con út trong bốn anh chị em, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng Thảo luôn thích đi học. Cô gái ở Bản Cưởm nói được truyền cảm hứng rất nhiều từ bố. Ông quyết tâm thi tốt nghiệp THPT khi đã gần 50 tuổi, luôn đau đáu vì không hoàn thành lớp y sĩ của tỉnh do ảnh hưởng chiến tranh, nên thường động viên các con cố gắng.
Năm 2010, Thảo trúng tuyển ngành Sư phạm Tiếng Anh của Đại học Ngoại ngữ Thái Nguyên. Những ngày đầu, Thảo gặp nhiều khó khăn vì chênh lệch trình độ với các bạn.
"Tiếng Anh của tôi gói gọn trong quyển sách giáo khoa, có khi còn chưa hết sách. Tôi không nghe, hiểu được nhiều và không theo kịp các bạn", Thảo nhớ lại.
Có giai đoạn, Thảo tự ti đến mức muốn chuyển trường, nhưng nghĩ tới bố, cô không đành. Khi đó, ông làm ở xã, phải hàng ngày đạp xe hơn chục km trên con đường đất gồ ghề. Với thu nhập một tháng gần hai triệu đồng, ông dành một nửa gửi cho Thảo ăn học.
Cùng sự động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè, Thảo cố gắng từng bước cải thiện khả năng ngoại ngữ, giành học bổng ngay từ kỳ học đầu tiên. Cô còn tham gia câu lạc bộ, làm gia sư Tiếng Anh. Quá trình này giúp cô tích lũy kinh nghiệm giảng dạy để tự tin đứng trước học trò. Nhờ vậy, khi trở thành giáo viên Tiếng Anh ở trường THPT Mèo Vạc vào cuối năm 2014, Thảo bắt nhịp nhanh.
Hơn 5 năm sau, Thảo vượt qua kỳ thi tuyển, về giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Giang.
Thầy Đỗ Trọng Thân, hiệu trưởng, cho biết đề thi tuyển giáo viên có khoảng 50% kiến thức nâng cao. Thấy được năng lực và sự nhiệt tình của Thảo, ban giám hiệu tin tưởng giao cô dạy đội tuyển học sinh giỏi.
"Năm vừa rồi, học sinh chuyên Hà Giang giành một giải nhì quốc gia môn Tiếng Anh. Đây là giải cao nhất của trường từ trước đến giờ", thầy Thân cho biết.
Tuy nhiên, Thảo thấy rằng vẫn còn không ít tình huống mà bản thân chưa thật tự tin, và để đào tạo mũi nhọn, cô cần học nhiều hơn nữa. Đây là động lực khiến Thảo quyết tâm tìm học bổng du học.
Cô Thảo (giữa) trong chuyến đi Mỹ đầu tiên theo học bổng Fulbright TEA, kéo dài 6 tuần vào năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ cuối năm 2022, cô bắt đầu đọc về quy trình nộp hồ sơ, rồi học cách viết luận ứng tuyển học bổng Fulbright. Viết không phải thế mạnh nên Thảo tập trung cho kỹ năng này, gạch đi viết lại không biết bao lần. Mỗi khi có ý tưởng mới, cô thường nhờ giáo viên ở trường đại học hoặc tìm các cựu học viên Fulbright, nhờ góp ý.
Mất tới nửa năm, hai bài luận của Thảo mới hoàn thiện. Cô kể về tuổi thơ, quá trình đi học và làm việc, cũng như mục tiêu du học. Hành trình này giúp Thảo nhận ra rằng mình may mắn so với bạn bè ở bản, kể từ lúc trở thành học sinh của trường nội trú - nơi không chỉ dạy kiến thức mà còn bồi đắp sự tự lập, tự tin. Thảo muốn đóng góp nhiều hơn cho quê hương, cũng hy vọng câu chuyện của mình có thể trở thành động lực cho học sinh.
Tới vòng phỏng vấn, Thảo từ Hà Giang xuống Hà Nội để tham dự trực tiếp. Sau những phút hồi hộp, cô dần lấy lại sự tự tin và thoải mái vì những câu hỏi của hội đồng cũng xoay quanh những trải nghiệm thực tế của mình.
Thảo say sưa nói về lớp học tiếng Anh miễn phí cô mở cho trẻ em trong xã, cùng ước mơ giúp học sinh vùng cao tiếp xúc với ngôn ngữ này sớm và bài bản hơn.
"Lớp học của tôi có học sinh nhiều lứa tuổi và trình độ, từ mẫu giáo tới cuối THCS. Tôi luôn mong mình đủ khả năng để thiết kế riêng cho các em một bộ tài liệu tiếng Anh phù hợp", cô nói. "Đây là một trong những mục tiêu lớn nhất của tôi sau khi du học".
Đúng ngày khai giảng năm 2023, cô Thảo nhận thông báo trúng tuyển học bổng Fulbright. Trước đó gần một tháng, cô cũng giành học bổng AAS của chính phủ Australia.
"Không còn từ nào có thể diễn tả niềm vui này", cô chia sẻ.
Lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em vùng cao của cô Thảo, năm 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngày lên đường, hành lý mang tới Mỹ của cô Thảo, ngoài sách vở và các đồ dùng cần thiết, còn có trang phục truyền thống của người dân tộc Dao. Không chỉ học kiến thức mới, chuyến đi này còn là cơ hội để cô giới thiệu về văn hóa dân tộc mình cũng như của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Cô Thảo đã bắt đầu chương trình thạc sĩ được hai tuần. Cô giáo Hà Giang nói rất hào hứng với mỗi tiết học. Cách truyền tải thú vị của các giáo sư được cô ghi chép lại, mong sớm tới ngày được chia sẻ lại cho học sinh, đồng nghiệp của mình.