Quỹ đầu tư là quỹ huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các loại tài sản theo mục tiêu được xác định như cổ phiếu, trái phiếu hay các loại tài sản khác. Khi đầu tư vào quỹ, bạn không cần mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường mà chỉ cần tìm hiểu chiến lược đầu tư của quỹ nào phù hợp và có lợi nhuận tốt.

Quỹ đầu tư của VCB (Ngân hàng Ngoại thương)

Hiện nay Vietcombank đang có 2 loại quỹ: Quỹ chứng khoán và quỹ mở, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình.

Quỹ được thành lập từ năm 2005, trải qua gần 2 thập kỷ, quỹ đã thực hiện nhiều dự án lớn, được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao.

Quỹ DCVEIL của Dragon Capital

Quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chính của SGD chứng khoán Luân Đôn và có giá trị tài sản ròng lên đến 530.62 triệu USD. Tại Việt Nam, quỹ tồn tại với hình thức quỹ đóng, tập trung vào công nghệ sạch và bất động sản.

- Công ty TNHH đầu tư doanh nghiệp Việt Nam

Quỹ VNMETF (Market Vectors Vietnam ETF)

Quỹ được quản lý bởi công ty VanEck Global. Quỹ ra đời tại Mỹ vào năm 2009 dưới hình thức là quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục), hiện nay phát triển với giá trị tài sản ròng lên đến 510.5 triệu USD, được niêm yết trên sàn NYSE Arca. Dự án đầu tư nổi bật: CTCP tập đoàn Masan, Vietcombank, Sacombank, tập đoàn Bảo Việt…

Điều kiện và cách thức tham gia quỹ đầu tư khá đơn giản

Quỹ được thành lập năm 1994 và là công ty ký quỹ uy tín hàng đầu Việt Nam. Các dự án đầu tư nổi bật: CTCP Bóng đèn Điện Quang, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB, CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh,CTCP Cao su Miền Nam, Công ty Dược Hậu Giang,

TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí, CTCP FPT…

Quỹ đóng thành lập năm 2003 tại Cayman Island. Hiện nay quỹ đã được niêm yết trên sàn chứng khoán London. Giá trị vốn hóa hiện nay lên đến 738.7 triệu USD, đây được xem là công ty huy động vốn lớn nhất nhì ở Việt Nam hiện nay.

Các dự án đầu tư lớn: Ngân hàng Eximbank, CTCP sữa Việt Nam, tập đoàn Hoà Phát, CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền, CTCP Dược Hậu Giang, TCT CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam…

V. Cách tính lợi nhuận khi tham gia đầu tư quỹ

Để tính được lợi nhuận khi tham gia đầu tư quỹ, bạn có thể áp dụng công thức tính lợi nhuận đầu tư hàng năm là:

Lợi nhuận = [(Giá cuối/Giá đầu) - 1] * 100

Giá cuối sẽ là giá trị vào cuối kỳ của CCQ mà bạn nắm giữ (đơn vị tính: NAV/CCQ)

Tương tự, giá đầu sẽ là giá trị đầu kỳ của CCQ mà bạn mua (đơn vị tính: NAV/CCQ)

NAV/CCQ là cách tính ra giá CCQ.

IX. Hướng dẫn tham gia các quỹ đầu tư hàng đầu thông qua ứng dụng TOPI

Giao diện ứng dụng của TOPI giúp bạn đầu tư vào các quỹ nhanh chóng, an toàn

Bước 1: Tại ứng dụng cửa hàng CH Play hoặc Appstore tìm và tải về app TOPI. TOPI là một app đầu tư, giao dịch mua/bán các sản phẩm từ vàng, tích lũy tiết kiệm, chứng chỉ quỹ và theo dõi chứng khoán.

Bước 2: Đăng ký tài khoản và liên kết với một tài khoản ngân hàng để tiện cho việc nạp tiền, rút tiền, chuyển khoản.

Bước 3: Sau khi có tiền trong tài khoản, bạn truy cập vào mục chứng chỉ quỹ bấm mua sản phẩm quỹ đã lựa chọn. Với 28 sản phẩm đến từ các công ty quản lý quỹ uy tín như Mirae Asset, Bảo Việt, Vinacapital, Dragon Capital, VNDirect, SSI, VCB, Bản Việt… Một số sản phẩm quỹ nổi bật như: VCBF-FIF, MAGEF, DCAF, BVPF, VESAF, VFF, VNDAF, SSISCA…

Lưu ý, với mỗi quỹ sẽ có hồ sơ rủi ro và mức lợi nhuận hàng năm riêng, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo khẩu vị đầu tư của mình, từ mạo hiểm đến an toàn. Mục giới thiệu quỹ sẽ bao gồm các thông tin về sự tăng trưởng, đơn vị phân phối quỹ, loại quỹ, ngày khớp lệnh và phiên khớp lệnh tiếp theo, chiến lược đầu tư của quỹ kèm theo các loại phí giao dịch.

Bước 4: Theo dõi khoản đầu tư quỹ của mình cập nhật từng ngày trong mục “Của tôi” để cập nhật biến động của quỹ. Mặc dù các quyết định đầu tư nhà đầu tư không được trực tiếp tham gia, nhưng vẫn cần cập nhật biến động thường xuyên để có thể kịp thời cắt lỗ, bán CCQ khi cần thiết.

Từ các thông tin trên, bạn đã chọn được quy đầu tư phù hợp để tham gia chưa? Hãy đến với TOPI để tìm hiểu thêm nhiều hình thức đầu tư tài chính hiệu quả nhất nhé!

Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc của Đoàn công tác Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chiều ngày 7/3 đã có buổi làm việc với ông Lee Bok-hyun, Thống đốc Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS).

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết hiện nay, Hàn Quốc là một trong 3 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp lớn nhất vào Việt Nam và khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán đã và đang tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết thị trường vốn của Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, khi năm 2001 chỉ có 3 cổ phiếu niêm yết thì đến nay thị trường đã có 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở Giao dịch chứng khoán.

Mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán đã đạt 270 tỷ USD, đạt 63% GDP; số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông với khoảng 7,4 triệu tài khoản nhà đầu tư, chiếm 7,2% dân số. Hiện nay, tổ chức xếp hạng FTSE Russell đang theo dõi xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tham gia của các nhà đầu tư Hàn Quốc khá tích cực. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng vui mừng chia sẻ với Thống đốc tình hình hoạt động kinh doanh của 3 công ty quản lý quỹ và 8 công ty chứng khoán đến từ Hàn Quốc đang cung cấp các dịch vụ về chứng khoán cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2023, có 2 công ty chứng khoán nằm trong thị phần môi giới top 10 trong 82 công ty chứng khoán đang hoạt động bình thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá cao sự hỗ trợ của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc nói chung và FSS nói riêng. Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về công tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm giám sát thị trường và tăng cường chia sẻ thông tin giữa thị trường vốn của hai nước.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lee Bok-hyun, Thống đốc FSS, cho biết hiện có nhiều quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và nhà đầu tư quan tâm, mong muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc cũng rất khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư ra nước ngoài và FSS rất hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường lân cận và Việt Nam.

Đặc biệt, ông Lee Bok-hyun khẳng định FSS và Chính phủ Hàn Quốc mong muốn thị trường vốn Hàn Quốc cũng như Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để ngày càng phát triển ổn định. FSS sẵn sàng phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam thực hiện các hoạt động hợp tác song phương, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.

Cũng tại buổi làm việc, hai bên cùng trao đổi, cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm về quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chứng khoán và vận hành thị trường chứng khoán.