Sáng ngày 25/10/2020, Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp phối hợp với Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang - Futa Bus Lines tổ chức lễ khai trương 09 tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Kiến thức về lập kế hoạch và tối ưu hóa lộ trình

Lập kế hoạch và tối ưu hóa lộ trình là kỹ năng thiết yếu đối với các chuyên gia giao thông vận tải. Hiểu rõ các yếu tố như các tuyến đường khác nhau, mô hình giao thông và lịch trình giao hàng giúp bạn lập kế hoạch các lộ trình hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Kỹ năng này cũng cho phép bạn nhanh chóng thích ứng với những thay đổi bất ngờ như việc đóng đường hay ùn tắc giao thông, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Ví dụ, khi gặp phải tình trạng ùn tắc, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh lộ trình để tránh chậm trễ.

Ngành giao thông vận tải là gì?

Giao thông vận tải (Transportation sector) là lĩnh vực vận chuyển con người, con vật và sản phẩm/hàng hóa đến nhiều điểm đến khác nhau. Ngành giao thông vận tải phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại, mua bán hàng hóa giữa các vùng miền dễ dàng, thông qua đó tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động giao thông vận tải.

Giao thông vận tải được biết đến phổ biến với 5 loại hình chính như sau:

Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải ra sao?

Vai trò của giao thông vận tải là yếu tố cốt yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thế nên, những nơi có nền kinh tế phát triển tốt đều có hệ thống giao thông vận tải tiên tiến. Cụ thể, vai trò của ngành giao thông vận tải đặc biệt quan trọng trong việc:

Đảm bảo cho quá trình sản xuất, giao thương kinh tế diễn ra bình thường và liên tục

Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân

Là nhân tố quan trọng thúc đẩy phân bố dân cư, cân bằng mật độ dân số

Thúc đẩy các hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng sâu vùng xa

Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc gia và trong khu vực

Thực hiện là cầu nối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới

Bên cạnh đó, nắm bắt được các xu hướng mới nhất và dự đoán tương lai trong ngành vận tải sẽ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh trong sự nghiệp của mình. Một số xu hướng đáng chú ý bao gồm:

Sự gia tăng của xe điện và chuyển đổi sang các lựa chọn vận tải xanh hơn.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong việc cải thiện hiệu quả vận tải.

Vai trò ngày càng phát triển của drone trong giao hàng chặng cuối và kiểm tra cơ sở hạ tầng.

Mức lương của ngành giao thông vận tải ra sao?

Trong ngành giao thông vận tải có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Do đó, mức lương của ngành cũng rất dao động tùy theo công việc và chức vụ. Chẳng hạn như ở Việt Nam, mức lương chuyên ngành Kinh tế vận tải của sinh viên khi mới ra trường thường trong khoảng từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng. Hay khối các doanh nghiệp hàng không, hàng hải, dịch vụ đạt trung bình 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập ở nước ngoài sẽ cao hơn với thống kê từ Glassdoor như sau:

Tại Mỹ, vị trí ​kỹ sư công trình giao thông có mức lương khởi điểm là 85,000 USD/năm. Mức lương trung bình là 109,708 USD/năm.

Tại Anh, với mức lương trung bình của kỹ sư công trình giao thông khoảng 34,000 GBP/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 29,000 GBP/năm và cao nhất lên hơn 40,000 GBP/năm.

Tại Canada, kỹ sư công trình giao thông với mức lương trung bình khoảng 79,000 USD/năm, và dao động ở mức thấp nhất là 69,000 USD và cao nhất là 93,000 USD mỗi năm.

Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng  77,784 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 72,000 USD/năm và cao nhất khoảng 93,000 USD/năm.

Tốt nghiệp ngành thông vận tải ra làm gì?

Ngành giao thông vận tải luôn được chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nhiều nước. Ngành “khát” nhân lực về kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm những công việc sau đây:

Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế, tham vấn cho lãnh đạo về sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham gia vào các công việc kinh doanh cụ thể.

Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh v.v…

Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng v.v… các loại máy móc khác nhau được dùng trong ngành Giao thông vận tải như máy xây dựng, xếp dỡ, đầu máy toa xe, các phương tiện giao thông.

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.

Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực Giao thông vận tải như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…)

Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý Giao thông vận tải trong đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.

Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải (cụ thể như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển v.v…).

Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động Giao thông vận tải gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.

Chuyên viên Logistics: Đảm bảo quy trình, quy định và các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện đúng cách, hiệu quả cho các công ty vận tải, quản lý chuỗi cung ứng.

Thành thạo các hệ thống và phần mềm quản lý vận tải

Việc sử dụng thành thạo các hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management System) và phần mềm liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo logistics hiệu quả. Kỹ năng này cho phép bạn quản lý các lô hàng, theo dõi tồn kho và tối ưu hóa tuyến đường để tối đa hóa năng suất và giảm thiểu chi phí. Ví dụ, bạn có thể sử dụng TMS để lập kế hoạch vận chuyển, theo dõi tiến trình giao hàng và phân tích dữ liệu để cải thiện quy trình.

Ngành giao thông vận tải học gì?

Sinh viên theo học ngành giao thông vận tải sẽ được học các kiến thức chung về giao thông và các loại hình vận tải chung, chẳng hạn như:

Kỹ thuật xây dựng Cầu – Đường bộ

Kỹ thuật xây dựng Đường ô tô & Sân bay

Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy

Quản lý xây dựng trong giao thông vận tải

Kinh tế xây dựng công trình giao thông

Kinh tế quản lý khai thác cầu đường

Ngoài ra, ngành giao thông vận tải được chia thành các chuyên ngành nhỏ để đào tạo chuyên sâu, bao gồm:

Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

Khoa vận tải – kinh tế Khoa môi trường và an toàn giao thông

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Điều khiển các quá trình vận tải

Khai thác và quản lý đường sắt đô thị

Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không

Nói chung, giao thông vận tải là ngành lớn yêu cầu nhiều vị trí công việc khác nhau. Bởi vậy, bạn có thể đến với ngành giao thông vận tải theo nhiều chuyên ngành khác nhau như kinh tế, cơ khí, xây dựng.