Xin visa đi Đức làm việc là bước đầu tiên và quan trọng đối với những ai có ý định làm việc tại quốc gia này. Với nền kinh tế phát triển và nhu cầu lao động quốc tế ngày càng tăng, Đức là điểm đến hấp dẫn cho những người muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, quy trình xin visa đi Đức làm việc có thể khá phức tạp nếu không chuẩn bị đầy đủ và đúng cách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về các bước và yêu cầu cần thiết để xin visa đi Đức làm việc thành công.
CÁC LOẠI VISA ĐƯỢC CẤP TẠI ĐỨC
Đức là một trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen. Đây được xem là hiệp ước về tự do đi lại do hầu hết các nước châu Âu ký kết. Nếu bạn mong muốn được nhập cảnh tại Đức thì bạn có thể xin visa ngắn hạn hay còn gọi là visa Schengen. Sở hữu loại visa này bạn có thể nhập cảnh 25 quốc gia khác nhau trong khối Schengen. Tuy nhiên tại Đức cũng có rất nhiều loại visa khác do chính phủ Đức cấp:
Visa ngắn hạn (hay còn gọi là visa Schengen): visa Schengen là visa được cấp trong trường hợp bạn dự định ở lại khu vực Schengen (trong đó có Đức) trong khoảng thời ngắn hạn trong vòng 90 ngày với thời hạn visa lên đến 6 tháng. Bạn có thể xin visa này để dành cho các mục đích du lịch, công tác, thăm thân, điều trị y tế, đào tạo ngắn hạn hoặc tham gia sự kiện văn hoá thể thao;
Đức là điểm đến thu hút nhiều du khách.
Visa dài hạn: Nếu như bạn mong muốn ở lại Đức hơn 90 ngày với mục đích làm việc, học tập hay chuyến đến Đức định cư vĩnh viễn bạn có thể xin visa dài hạn hay còn gọi là visa quốc gia. Dây là loại visa cho phép bạn có thể nhập cảnh nhiều lần vào Đức. Bên cạnh đó, nếu bạn sở hữu loại visa này bạn sẽ được lưu trú tại Đức lên đến 90 ngày hoặc thậm chí dài ngày hơn tùy thuộc vào mục đích mà bạn xin cấp visa. Visa quốc gia này phục vụ các mục đích: du học, học nghệ, công nhận trình độ nghề nghiệp đào tạo tại nước ngoài, lao đồng,...;
Visa quá cảnh: chính phủ Đức đã được ra chinhs ách rằng công dân một số quốc gia phải có visa khi quá cảnh tại Đức như: Afghanistan, Ghana, Lebanon, South Sudan, Bangladesh,..
Bên cạnh đó, để kích cầu du lịch, chính phủ Đức cũng đưa ra các chính sách miễn visa thị thực dành cho các công dân nước ngoài có hiệp định, hiệp ước song phương với Đức. Tuy nhiên, Việt Nam lại không nằm trong danh sách các quốc gia được miễn visa thị thực khi nhập cảnh vào Đức. Chính vì thế, nếu bạn có thắc mắc du khách Việt có cần visa khi đi du lịch tại Đức không? Thì câu trả lời là có nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin visa nhập cảnh Úc mới nhất 2023
Để hồ sơ xin cấp visa Đức được thuận lợi, bạn cần phải chuẩn bị chu đáo các giấy tờ, hồ sơ sau để quá trình xin cấp visa được diễn ra thuận lợi. Đối với mỗi loại visa bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sao cho phù hợp với mục đích chuyến đi Đức của bạn.
Xem thêm: Bali có miễn visa cho công dân Việt nam không? Thủ tục xin visa nhập cảnh đi du lịch Bali 2023
II. Điều kiện xin visa đi Đức làm việc
Để xin visa đi Đức làm việc, ứng viên phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể và thực hiện nhiều bước quan trọng trong quy trình xin visa. Dưới đây là các điều kiện chi tiết cần thiết để hoàn tất thủ tục:
Các điều kiện và yêu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại visa bạn đang xin và từng trường hợp cụ thể, vì vậy việc kiểm tra thông tin chi tiết từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Đức là rất quan trọng để đảm bảo bạn chuẩn bị đầy đủ và chính xác.
Hồ sơ xin visa đi Đức công tác
Ngoài các giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, tờ khai, ảnh thẻ các giấy tờ tùy thân bạn cần phải bổ sung thêm:
Thư mời bản chính của Công ty tại Đức: ghi rõ thông tin người mời và người được mời, lý do của chuyến đi đến Đức, lịch trình cụ thể, vé mời tham dự sự kiện hoặc hội nghị,...;
Giấy phép kinh doanh: bạn cần cung cấp giấy phép kinh doanh của các đơn vị mời hoặc các giấy tờ liên quan;
Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa 2 công ty: bao gồm hình ảnh, email,...;
Quyết định cử đi công tác: giấy xác nhận có mộc đỏ từ công ty tại Việt Nam.
Xem thêm: Các thủ tục nhập cảnh Nhật Bản cần giấy tờ gì? Thủ tục xin visa Nhật Bản 2023
Có thể xin visa đi Đức làm việc nếu đang làm công việc tự do (freelance) không?
Bạn có thể xin visa đi Đức làm việc nếu bạn đang làm việc tự do, nhưng bạn cần chứng minh rằng bạn có hợp đồng hoặc dự án cụ thể với khách hàng tại Đức và đáp ứng các yêu cầu về tài chính và bảo hiểm y tế.
Điều kiện xin visa làm việc tại Đức
Để xin visa làm việc tại Đức, bạn cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản, bao gồm:
Có thể xin visa đi Đức làm việc nếu công ty có trụ sở tại một quốc gia khác không?
Bạn có thể xin visa đi Đức làm việc ngay cả khi công ty của bạn có trụ sở tại một quốc gia khác, nhưng bạn cần chứng minh rằng công việc của bạn yêu cầu bạn phải làm việc tại Đức và có hợp đồng lao động từ công ty có văn phòng hoặc dự án tại Đức.
Hồ sơ xin visa đi du lịch Đức
Nếu bạn cần đến Đức để đi du lịch, tham quan và khám phá các cảnh đẹp tại Đức, bạn cần chuẩn bị:
Tờ khai xin visa: tờ khai được điền bởi người nộp visa, tờ khai được điền đầy đủ thông tin cẩn thận, bạn có thể điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt đối với tờ khai visa;
Hộ chiếu: hộ chiếu hợp lệ là hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ khi bạn rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu còn ít nhất 2 trang trống và không được cấp trước đó quá 10 năm;
Ảnh thẻ: 02 tấm ảnh hộ chiếu sinh trắc học chụp trong thời gian 3 tháng gần đây, ảnh phải giống nhau có kích thước 4,5x3,5cm;
Giấy phép cư trú Việt Nam: đây là loại giấy tờ dành cho công dân nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam;
Giấy đăng ký kết hôn: Nếu bạn đang có vợ/chồng bạn có thể xuất trình các giấy tờ chứng minh mối quan hệ của mình để tăng tính thuyết phục.
Sao kê tài khoản ngân hàng của bạn có giá trị tối thiểu 100.000.000 VNĐ;
Giấy tờ chứng minh bạn sở hữu các tài sản có giá trị: sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy tờ sở hữu quyền sử dụng đất.
Visa ngắn hạn Đức còn gọi là visa Schengen.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp: bạn cần cung cấp giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất;
Nếu bạn là nhân viên: bạn cần cung cấp hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép để đi du lịch có xác nhận của công ty;
Người hưu trí: giấy xác nhận hưu trí, biên lai lương hưu;
Học sinh/sinh viên: giấy xác nhận là sinh viên của trường, thẻ sinh viên.
Lịch trình chuyến đi: lịch trình du lịch có kế hoạch chi tiết, rõ ràng;
Vé máy bay: vé máy bay của bạn phải là vé máy bay khứ hồi;
Xác nhận đặt phòng: bạn cần phải in ra và xuất trình cho cơ quan kiểm duyệt;
Bảo hiểm du lịch: bảo hiểm du lịch tối thiểu 30.000EUR cho toàn bộ thời gian cư trú, điều trị y tế có giá trị tại Đức.
Xem thêm: Đi du lịch Ai Cập có cần xin visa không? Thủ tục xin visa nhập cảnh đi du lịch Ai Cập 2023
Visa làm việc tại Đức có yêu cầu về bảo hiểm y tế không?
Có, bảo hiểm y tế là yêu cầu bắt buộc khi xin visa làm việc tại Đức. Bạn phải cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm y tế hợp lệ trong suốt thời gian làm việc.
Việc xin visa đi Đức làm việc có thể gặp phải một số thử thách, nhưng nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững các yêu cầu, quá trình này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm việc tại Đức. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường sự nghiệp tại quốc gia này!
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc xin visa để làm việc tại các quốc gia phát triển trở thành một nhu cầu phổ biến. Đặc biệt, Đức – với nền kinh tế mạnh mẽ và cơ hội nghề nghiệp phong phú – đang thu hút ngày càng nhiều lao động quốc tế. Để hiện thực hóa mong muốn làm việc tại quốc gia này, người lao động cần phải nắm vững thủ tục xin visa đi Đức. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các bước quan trọng trong quá trình xin visa từ việc chuẩn bị hồ sơ đến các yêu cầu cần thiết để đảm bảo một quá trình xin visa suôn sẻ và hiệu quả. Hãy cùng ACC Bình Dương tìm hiểu về việc xin visa đi Đức làm việc nhé.
Visa đi Đức làm việc là một loại visa cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh và làm việc hợp pháp tại Đức. Đây là loại visa dành cho những người đã tìm được việc làm tại Đức hoặc có thể được tuyển dụng bởi các công ty tại quốc gia này. Ngoài ra, visa không chỉ cho phép người sở hữu làm việc, mà còn có thể bao gồm quyền cư trú và sinh sống tại Đức trong thời gian hiệu lực.