Bạn đang tự hỏi về xi vàng là gì và tại sao trang sức xi vàng nổi bật giữa các loại trang sức khác? Câu hỏi này không còn là một bí ẩn, và chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời trong bài viết này. Rất nhiều thắc mắc của bạn chưa từng được giải đáp. Hôm nay, Jeilver sẽ giúp bạn hiểu rõ hết tất tần tất về xi vàng là gì qua bài viết dưới đây
Các mẫu street style mùa đông dành cho nam
Để tạo nên một phong cách thời thượng thì không thể nào thiếu được những item phối đồ thời trang nam Hàn Quốc kiểu street style phải không nào. Dưới đây là một số kiểu quần áo đẹp giúp các anh chàng gây ấn tượng mạnh với chị em:
Những bộ item mùa đông cũng không thể thiếu dành cho nam giới
Vào mùa đông lạnh giá, những chiếc áo khoác dạ là món đồ không thể thiếu được. Có rất nhiều cách phối đồ khác nhau để bạn lựa chọn như mặc một chiếc áo len cao cổ bên trong, áo khoác dạ bên ngoài. Kết hợp cùng một chiếc quần jean và đôi giày sneaker chắc chắn sẽ tạo nên suit đồ lịch lãm.
Điểm cộng của thời trang nam Hàn Quốc không thể bỏ qua
Không phải ngẫu nhiên mà các phong cách phối đồ thời trang nam Hàn Quốc lại được ưa chuộng trên khắp thế giới. Bởi ở đó có nhiều điểm cộng mà không ai có thể bỏ qua, điển hình như:
Thời trang nam Hàn Quốc có nhiều ưu điểm không thể bỏ qua
Tại sao nên order thời trang nam Hàn Quốc tại Muahohanquoc
Là địa chỉ có nhiều năm kinh nghiệm order hàng hóa từ xứ sở Kim chi về Việt Nam. Dịch vụ Mua Hộ Hàn Quốc cam kết mang đến những lợi ích mà không phải đơn vị nào cũng đạt được như:
Order thời trang nam Hàn Quốc tại Muahohanquoc
Trên đây là toàn bộ gợi ý cho bạn những cách phối đồ thời trang nam Hàn Quốc đang được cánh mày râu ưa chuộng. Hy vọng rằng bạn có thể tự tìm cho mình được nguồn hàng quần áo uy tín, chất lượng và đừng quên tìm đến Muahohanquoc để order hàng nhanh chóng, thuận tiện.
Hình ảnh các vị vua, hoàng hậu, hoàng tử… triều Nguyễn trên các bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX thường được thể hiện trong trang phục triều hội, với các “phụ kiện” như cân đai, hia, mão và các món trang sức bằng vàng, ngọc và đá quý rất độc đáo.
Tùy theo chất liệu và hình dáng, những món trang sức này được gọi là kim bài, kim khánh, kim bội và ngọc bội. Đó không phải là thứ trang sức thông thường của vua chúa, quý tộc hay đình thần, mà là những phục trang thể hiện danh phận, quyền uy và vinh hạnh của người phục sức. Đó còn là những kỷ vật ghi nhận công trạng hay sự ân thưởng của nhà vua đối với những người có công lao với quốc gia và triều đình.
Chân dung vua Đồng Khánh mặc hoàng bào, đeo ngọc khánh, tay cầm hốt trấn khuê, ngự trên ngai vàng.
Chân dung vua Thành Thái mặc long bào, đeo ngọc khánh và kim tiền, ngự trên ngai vàng.
Vua Thành Thái mặc long bào, đeo ngọc khánh và kim tiền.
Kim bài là những chiếc thẻ bài làm bằng vàng hình chữ nhật (8,5cm x 5cm), phía trên tạo hình tựa chiếc khánh, có lỗ để xâu dây đeo. Dưới triều Gia Long (1802 - 1820), triều đình cấp cho các quan trong Cơ Mật viện những chiếc thẻ bài bằng bạc (ngân bài) như một thứ “giấy thông hành” để họ ra vào Đại Nội. Đến năm 1834, vua Minh Mạng (1820 - 1841) bắt đầu cấp các thẻ bài bằng vàng (kim bài) có khắc 4 chữ Hán Cơ Mật đại thần thay cho các ngân bài được cấp trước đây. Với các chức quan không thuộc Cơ Mật viện, thì tùy theo chức tước và phẩm hàm, thẻ bài cấp cho họ có thể làm bằng vàng, bằng bạc mạ vàng hay bằng bạc.
Kim bài khắc dòng chữ Thái bình thiên tử của vua Khải Định.
Kim bài khắc dòng chữ Đại bang duy bình của vua Khải Định.
Kim bài khắc dòng chữ Đại bang duy bình của vua Khải Định.
Kim bài quý nhất là của nhà vua, có khắc dòng chữ Hán Thái bình thiên tử trên nền hoa văn “lưỡng long” và có gắn 10 viên kim cương, bên ngoài có 3 đường viền kết bằng ngọc trai. Ngoài ra, nhà vua còn có kim bài khắc dòng chữ Hán Đại bang duy bình và có gắn 10 viên hồng ngọc.
Kim bài khắc dòng chữ Đông cung hoàng thái tử của hoàng thái tử Vĩnh Thụy.
Kim bài khắc dòng chữ An Tĩnh Công, triều Khải Định.
Kim khánh cũng được làm bằng vàng, được vua ban cho các tướng lĩnh, quan lại cao cấp vì những công lao của họ đối với triều đại và đất nước. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, kim khánh chỉ được thưởng cho các thành viên hoàng gia và các quan lại có điện hàm đại học sĩ (Tứ trụ).
Kim khánh khắc hai chữ Ân tứ, triều Đồng Khánh.
Kim khánh khắc dòng chữ Báo nghĩa thù huân, triều Khải Định.
Kim khánh khắc dòng chữ Khải Định ân tặng.
Từ năm 1873 trở đi, vua Tự Đức (1848 - 1883) còn ban thưởng kim khánh cho các quan chức cao cấp người Pháp ở Đông Dương để tỏ tình giao hảo. Từ triều Hàm Nghi (1884 - 1885) trở về trước, kim khánh chỉ có 2 hạng: đại hạng kim khánh (kim khánh hạng lớn) và kim khánh (kim khánh hạng thường), đều làm bằng vàng 8,5 tuổi nhưng khác nhau về kích thước, trọng lượng và hoa văn trang trí. Sang triều Đồng Khánh (1885 - 1889), kim khánh được phân thành 4 hạng: đại (hạng lớn), trung (hạng vừa), thứ (hạng dưới trung bình) và tiểu (hạng nhỏ). Đến năm 1900, vua Thành Thái (1889 - 1907) quy định kim khánh chỉ có 3 hạng, đều khắc dòng chữ Hán Thành Thái sắc tứ ở mặt trước, nhưng mặt sau thì phân biệt bởi các dòng chữ Hán: Báo nghĩa thù huân (hạng nhất), Gia thiện sinh năng (hạng hai) và Lao năng khả tưởng (hạng ba). Mỗi kim khánh đều có một chùm tua kết bằng các hạt ngọc trai, mã não và cườm nhiều màu nhập từ Ấn Độ. Đặc biệt, kim khánh của triều Khải Định (1916 - 1925) thường có các chữ Hán Khải Định ân tứ hoặc Ân tứ khắc chìm và được khảm ngọc trai trong lòng chữ. Những kim khánh này được đựng trong những chiếc hộp bằng bạc, chính giữa khắc 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và có chữ ký nghệ nhân chế tác kim khánh khắc ở phía dưới. Riêng những kim khánh vua ban cho phái nữ thì các hoa văn hình rồng được thay thế bằng hình chim phụng.
Vua Khải Định mặc trang phục thường triều, đeo kim bài, ngọc khánh và huy chương.
Vua Khải Định mặc trang phục kiểu Âu châu, đội nón, đeo kim bài, ngọc khánh và huy chương (do người Pháp tặng).
Kim bội là vật trang sức hoàng gia, chỉ xuất hiện từ năm 1889 trở đi. Kim là vàng, bội là đeo, treo. Kim bội là (vật bằng) vàng để treo, đeo. Kim bội dáng hình thuẫn hoặc hình chữ nhật cách điệu ở 4 góc. Một mặt của kim bội khắc các dòng chữ Hán ghi niên hiệu của vua như: Thành Thái niên tạo, Duy Tân niên tạo…, mặt kia khắc dòng chữ Hán Quỳnh diêu vĩnh hảo. Lúc đầu, vua Thành Thái cho đúc kim bội để thưởng cho những người có công, nhưng về sau kim bội chỉ được ban tặng cho phụ nữ, chủ yếu là các công chúa, để làm vật trang sức và thể hiện danh phận của họ. Do vậy nên dòng chữ Hán Quỳnh diêu vĩnh hảo trên kim bội được thay bằng các dòng chữ Hán: Hoàng trưởng nữ công chúa, Hoàng thứ nữ công chúa, hay Hoàng thứ nữ. Hoa văn trang trí trên kim bội thường là thuộc đề tài hoa thảo hay các dạng hồi văn chữ Thọ, chữ Công liên hoàn.
Kim bội khắc dòng chữ Hoàng trưởng nữ công chúa.
Kim bội khắc dòng chữ Hoàng thứ nữ công chúa.
Kim bội khắc dòng chữ Hoàng thứ nữ.
Ngọc bội có hình dáng tương tự kim khánhnhưng được làm bằng ngọc quý, chủ yếu là bằng cẩm thạch. Một mặt của ngọc bội khắc chìm dòng chữ Hán thếp vàng Thụ thiên vĩnh mệnh, mặt kia khắc niên hiệu của vị vua đang tại vị như Thiệu Trị trân bửu, Khải Định trân bửu… Thời Nguyễn sơ, ngọc bội được coi là hàm tước danh dự hay quan huy và được ban thưởng cho cả nam lẫn nữ. Từ triều Khải Định trở đi, ngọc bội chỉ còn là một thứ trang sức biểu trưng cho vương gia và quyền quý.
Ngọc bội khắc dòng chữ Thiệu Trị trân bửu.
Ngọc bội khắc dòng chữ Khải Định trân bửu.
Việc chế tác kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc bội dưới thời Nguyễn do Kim ngân tượng cục thực hiện. Kim ngân tượng cục là quan xưởng do vua Minh Mạng cho lập vào năm 1834 đặt dưới sự cai quản của Sở Nội tạo. Đây là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi nhất trong nước, chuyên chế tác các vật dụng bằng vàng, bạc và đá quý để phục vụ cho nhu cầu của hoàng gia và triều đình. Ngoài Kim ngân tượng cục, triều Nguyễn còn cho mở thêm hai tượng cục khác để chế tác các vật dụng có liên quan đến vàng bạc. Đó là Kim mạo tượng ty chuyên chế tạo mũ mão bằng vàng cho vua và hoàng gia và Kim tương tượng ty chuyên chế tạo các vật phẩm có thếp vàng.
Vua Bảo Đại mặc quốc phục, đeo kim bài và huy chương (do người Pháp tặng).
Hoàng tử Bảo Long mặc quốc phục, đeo kim bài và ngọc khánh.
Hoàng tử Bảo Long mặc quốc phục, đeo kim bài và huy chương (do người Pháp tặng).
Hoàng tử Bảo Long mặc quốc phục, đeo kim bài và huy chương (do người Pháp tặng).
Vua, hoàng gia và đình thần thường đeo kim bài, kim khánh, kim bội và ngọc bội trong các dịp quốc lễ, triều hội hay trong những dịp nghinh tiếp quốc khách. Cùng với các bộ triều phục lộng lẫy, những kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc bội… của triều Nguyễn là những trang sức không thể thiếu trong trang phục cung đình Huế. Những trang sức ấy đã góp phần tạo dựng nét uy phong và quyền quý của một lớp người từng nắm giữ quyền lực ở Việt Nam một thuở. Để rồi giờ đây, khi buổi hoàng kim của triều Nguyễn đã trở thành quá vãng, những món trang sức ấy lại trở thành những cổ vật vô giá và là niềm mơ ước của những nhà sưu tập có tinh thần hoài cổ.