--------------------------------------------------------------------------
Cách tính thuế TNCN đối với khoản trợ cấp nhận được cao hơn mức quy định:
- Nếu thời điểm chi trả trợ cấp trước khi chấm dứt HĐLĐ thì chịu thuế theo biểu lũy tiến.
Tức là: Trường hợp doanh nghiệp chi trả cho người lao động (khoản tiền trợ cấp cao hơn mức quy định) trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp tổng hợp thu nhập cùng với các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công khác phát sinh trong kỳ để khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.
- Nếu chi trả sau khi chấm dứt HĐLĐ thì phải chịu thuế theo tỷ lệ 10%
Tức là: Trường hợp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp mới chi trả cho người lao động (khoản trợ cấp cao hơn mức quy định) (chi thêm đó) thì nếu chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì thực hiện khấu trừ 10%/số tiền trợ cấp cao hơn mức quy định khi chi trả.
Cách tính trên được thực hiện theo hướng dẫn tại:
- Công văn số 70182/CT-TTHT ngày 19/10/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về thuế TNCN đối với các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
- Công văn số 6553/CT-TTHT ngày 5/7/2018 của Cục Thuế TP. HCM
- Công văn số 45749/CT-TTHT ngày 2/7/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội:
+ Hỗ trợ tài chính cho lao động nghỉ việc phải khấu trừ thuế TNCN
+ Trường hợp Công ty vừa có khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến, vừa khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần thi khi khai quyết toán thuế, Công ty kê khai vào Bảng kê 05-1/BK-TNCN (đối với số thuế khấu trừ theo biểu lũy tiến) và Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN (đối với số thuế khấu trừ theo biểu toàn phần).
Lương hưu có được miễn thuế TNCN không?
Căn cứ Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 thì người hưởng lương hưu có nằm trong các trường hợp được miễn thuế TNCN, cụ thể:
Như vậy, đối với cá nhân về hưu hay người hưởng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả hoặc nằm trong các trường hợp được miễn thuế thì không phải nộp thuế TNCN.
Về hưu tiếp tục đi làm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
- Tiền thù lao dưới các hình thức;
- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
- Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;
- Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, trong trường hợp đã đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục đi làm thì thu nhập có được thuộc khoản tiền lương, tiền công. Vì vậy vẫn phải bị tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đến tuổi nghỉ hưu nhưng tiếp tục đi làm thì có phải đóng thuế TNCN không? (Hình ảnh từ Internet)
Thuế thu nhập cá nhân viên đối với khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là gì? - Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 2 của thông tư 111/2013/TT-BTC: quy định về các khoản phụ cấp trợ cấp phải tính thuế TNCN thì:
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Mạnh được công ty Kế Toán Thiên Ưng chi trả một khoản tiền trợ cấp khi thôi việc là 3 triệu đồng. Trong đó có 2 triệu là theo mức quy định của Bộ luật Lao động, còn 1 triệu là cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động Thì: Trong khoản tiền 3 triệu anh Mạnh nhận được có:
+ 2 triệu được miễn thuế TNCN + 1 triệu không được miễn thuế TNCN (phải cộng vào thu nhập chịu thuế để tính thuế)
Người hưởng lương hưu có được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế TNCN hay không?
Tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì người có lương hưu trong trường hợp tiền lương hưu cộng với các nguồn thu nhập khác mà bình quân tháng trong năm vượt quá 1 triệu đồng thì sẽ không được đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cản, cụ thể căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc của người nộp thuế gồm:
- Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, gồm:
+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
- Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì đối tượng nêu tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1 trên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
- Người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, người có lương hưu được giảm trừ gia cảnh khi đồng thời đáp ứng các điều kiện theo từng đối tượng và có mức lương hưu cộng các thu nhập khác bình quân theo tháng trong năm không vượt quá 1 triệu đồng.