35 năm sau bộ phim từng gây chấn động 'Biệt động Sài Gòn', diễn viên Thanh Loan (vai ni cô Huyền Trang) mới được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Tham gia các hoạt động vì cộng đồng ở chùa Vĩnh Nghiêm
Hằng năm, chùa Vĩnh Nghiêm thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng như:
Du khách có thể tham gia các hoạt động từ thiện ở chùa để có thêm trải nghiệm, tích thêm công đức, góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? Chùa nằm ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3. Ngôi chùa nằm cách chợ Bến Thành chỉ 3.5km. Giờ mở cửa: 7h – 21h. Chùa rộng hơn 6000 mét vuông, với kiến trúc mái ngói cong vút. Cùng với những nét chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan hằng năm. Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, hiện đại tại Sài Gòn. Nhưng chùa vẫn có nét thanh tịnh, bình yên giữa lòng thành phố.
Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3
Chùa Vĩnh Nghiêm được 2 vị nhà sư là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đã cho xây dựng. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1964. Sau khi hành hương từ Bắc vào Nam để truyền bá đạo phật. Ngôi chùa được lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa cùng tên ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Bản vẽ của chùa được thực hiện bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Thời điểm xây dựng chùa, người ta phải vận chuyển hơn 40.000 m2 đất từ Biên Hòa về để san lấp mặt bằng, do chùa nằm ở khu đất thấp. Đến năm 1971, chùa đã hoàn thành một số hạng mục như: tòa trung tâm, Bảo tháp Quan Thế Âm, cơ sở cho hoạt động xã hội…
Một số ngôi chùa khác ở thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi tìm đến địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các địa điểm tâm linh khác. Thì có thể ghé qua những ngôi chùa sau:
Đây là một trong những ngôi chùa ở Sài Gòn còn giữ nguyên được nét kiến trúc truyền thống. Từ kết cấu cổng Tam quan lợp ngói đỏ đến các toà điện hay bảo tháp. Nổi bật nhất ở chùa Hoằng Pháp là tháp Nhị Nghiêm nơi an nghỉ của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử, được xây dựng theo hình vòm, ốp gạch men.
Bên cạnh chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Phổ Quang là ngôi chùa ở Sài Gòn bạn nên ghé thăm bởi những nét tín ngưỡng độc đáo có từ lâu đời ở đây. Chùa có nhiều tượng Phật giá trị với nhiều hình thái khác nhau. Ấn tượng nhất là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt trong hòn non bộ với nhiều điêu khắc đầu rồng.
Đi chùa ở Sài Gòn bạn đừng bỏ qua Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa có tòa tháp cao nhất cả nước với 13 tầng và 63m. Sau nhiều lần trùng tu, Việt Nam Quốc Tự đã trở nên tinh xảo, tráng lệ hơn rất nhiều. Nơi đây không chỉ là địa điểm tham quan, chiêm bái của các Phật tử mà còn là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam.
Nếu có cơ hội ghé đến Sài Gòn, bạn nhất định phải ghé đến chùa Vĩnh Nghiêm để tìm hiểu thêm về tín ngưỡng và con người nơi đây. Sự an yên, bình lặng giữa thành phố xô bồ sẽ giúp bạn quên đi những mệt mỏi của cuộc sống thường nhật. Nụ Cười Mê Kông chúc bạn có chuyến đi du lịch Sài Gòn nói chung, chùa Vĩnh Nghiêm nói riêng, đầy kỉ niệm đáng nhớ.
Cổng Tam Quan chùa Vĩnh Nghiêm Thành phố Hồ Chí Minh
Cổng Tam Quan của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được xây dựng khá bề thế và đồ sộ. Với thiết kế hình mái đỏ uốn cong như những ngôi chùa truyền thống khác. Hai bên cổng chùa là hai câu đối được chạm trổ tinh tế, phía trên là dòng chữ “Chùa Vĩnh Nghiêm” trang trọng. Đây là một công trình khá đồ sộ, và cổng Tam Quan đã được di chuyển vào vị trí hiện tại vào năm 2005.
Chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh với khuôn viên khá rộng, khoảng 6000 mét vuông. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam. Đây cũng là một công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Việt Nam vào thế kỉ 20. Khu vực nhà trong của khuôn viên là nơi làm nhà thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ngoài ra, còn là nơi dùng để giảng đạo phật, và cũng là văn phòng, thư viện của chùa Vĩnh Nghiêm.
Trước tòa trung tâm là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ. Sân thượng bao gồm Phật điện và Tháp Quan Thế Âm. Tòa nhà trung tâm của chùa bao gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Trong đó, tầng trệt bao gồm: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,2m. Và phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,2m. Bên trong được chia thành nhà thờ Tổ (có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học.
Sân thượng rộng khoảng 10 mét, phía tay phải có một gác chuông treo một đại hồng chung. Do các phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975. Để cầu nguyện cho Việt Nam sớm được hòa bình, có cuộc sống bình yên, an lành.
Phật điện bao gồm 3 phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường. Kiến trúc được xây theo kiểu chữ công. Góc mái đều được uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc.
Bái Điện nguy nga dài 35m, rộng 22m và cao 15m. Chính giữa điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Bên trái có Bồ Tát Văn Thù và bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền. Các công trình trạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long. Và đặc biệt là các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước Châu Á.
Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng Kim Cang khá lớn. Dọc theo tường ở khu vực này có những bức tranh La Hán.
Bản Điện (thờ Phật A Di Đà) và Địa Tạng Đường (thờ Địa Tạng Bồ Tát) cũng có kiến trúc tương tự như Bái Điện.
Tháp Quan Thế Âm nằm ở bên trái Phật Điện từ cổng nhìn vào trong. Tòa tháp cao hơn 40 mét với 7 tầng cao uy nghi, tráng lệ. Không những vậy, trên đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn. Người ta gọi những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là một trong những ngôi bảo tháp thuộc hàng đồ sộ nhất Việt Nam.
Tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm ở bên phải tính từ cổng Tam quan vào. Tháp đá được xây dựng vào năm 2013 để tưởng nhớ 2 vị đã có công xây dựng nên ngôi chùa. Đây là công trình tháp đá lớn nhất Việt Nam với độ cao lên đến 14m. Tháp được xây dựng khá độc đáo, có các cầu thang từ sân dẫn lên trên. Đây là nơi đặt di cốt của chư Phật tử quá vãng để thân nhân đến viếng.
Tháp Xá Lợi cộng đồng nằm ở bên trái tính từ cổng Tam quan vào. Tuy không có kiến trúc đồ sộ như 2 công trình ở trên nhưng tháp Xá Lợi là nơi lưu giữ tro thi hài người đã khuất và gửi tại chùa. Không chỉ vậy, tháp còn là nơi đặt di cốt của các chư phật tử. Vì vậy, đa số người dân đến tháp đều để tưởng nhớ, thăm viếng.
Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có Khu Phương trượng nằm ở phía trong cùng. Gồm dãy nhà hình chữ L, ôm bọc theo hồ sen. Đây là nơi để du khách thập phương nghỉ ngơi. Và cũng cùng dãy đó, tăng xá dùng làm trai đường.
Cách di chuyển tới chùa Vĩnh Nghiêm TP HCM
Đường đi đến chùa Vĩnh Nghiêm quận 3 không khó khăn, cũng khá dễ tìm đến. Vì thế tùy vào nơi xuất phát, bạn có thể lựa chọn các phương tiện phù hợp như: máy bay, xe khách, xe máy,…